GIỚI THIỆU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

Thứ năm - 02/02/2023 01:35
Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật
Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật

       I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
       Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 23/11/2009 tại Kỳ họp thứ 6 đã tạo hành lang pháp lý toàn diện, phù hợp với thông lệ quốc tế cho quản lý hoạt động và phát triển lĩnh vực vô tuyến điện tại Việt Nam và tạo cơ sở pháp lý cho việc đàm phán, tham gia các hoạt động phối hợp tần số quốc tế. Các quy định của Luật đi vào cuộc sống đã góp phần thúc đẩy sự phát triển thông tin vô tuyến điện, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ hiện đại sử dụng hiệu quả tài nguyên tần số vô tuyến điện, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực thi, Luật cần được sửa đổi, bổ sung để khắc phục các bất cập trong quá trình thực thi; thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước; đồng bộ với các quy định mới của pháp luật đáp ứng sự phát triển của kinh tế - xã hội và xu hướng quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện trên thế giới. Cụ thể:
       1. Về cơ sở chính trị
- Các chủ trương mới của Đảng tại Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã yêu cầu chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số; quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc, mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp. Do đó, các yêu cầu, mục tiêu trên của Đảng cần được thể chế kịp thời trong Luật Tần số vô tuyến điện để thúc đẩy việc quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện hiệu quả, góp phần phát triển hạ tầng số, cụ thể là việc quản lý, sử dụng tần số có giá trị thương mại cao; việc quản lý, sử dụng tần số trong đo kiểm, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới; việc quản lý đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ chủ quyền về tần số và quỹ đạo vệ tinh...
- Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế, xã hội”; Nghị quyết số 23/NQ/TW, ngày 23/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định “ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, kết hợp với công nghiệp dân sinh theo hướng lưỡng dụng”. Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước kết hợp chặt chẽ bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế, xã hội, Luật cần bổ sung quy định cho phép trong một số trường hợp cần thiết giao quyền Thủ tướng Chính phủ cho phép doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được sử dụng tần số vô tuyến điện để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
      2. Về thực tiễn thực hiện Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009
Sau khi Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 được thông qua đến nay, hệ thống pháp luật đã có nhiều thay đổi. Nhiều luật mới có liên quan đến nội dung của Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 đã được ban hành, trong đó có Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017; Luật Phí và lệ phí năm 2015; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020); Luật Đầu tư năm 2020; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020)... Do đó một số quy định của Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 cũng cần sửa đổi để tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, đó: Cần đồng bộ với Luật Xử lý vi phạm hành chính trong việc quy định về sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về tần số vô tuyến điện, nâng cao hiệu quả của công tác xử lý vi phạm; cần đồng bộ với Luật Quản lý, sử dụng tài sản công trong việc quy định các khoản thu liên quan đến cấp quyền khai thác tài nguyên; đồng bộ với Luật Phí, lệ phí trong việc quy định nguyên tắc xác định phí sử dụng tần số vô tuyến điện; đồng bộ với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong việc quy định thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết Luật.
Ngoài ra, trong quá trình thực thi, Luật Tần số vô tuyến điện hiện hành đã bộc lộ các vấn đề hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung, cụ thể:
(i) Nội hàm của Quy hoạch băng tần chưa bao gồm quy định về giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được phép sử dụng để bảo đảm băng tần được sử dụng hợp lý, hiệu quả, thúc đẩy cạnh tranh, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
(ii) Cần xác định khi nào đấu giá, khi nào thi tuyển đối với băng tần được sử dụng để cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất công cộng.
(iii) Cơ chế đấu giá/thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện sau khi giấy phép hết hạn sử dụng chưa phù hợp để thúc đẩy phát triển hạ tầng số.
(iv) Luật chưa quy định rõ phương thức cấp phép đối với tần số sử dụng để thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.
(v) Luật chưa có quy định để quản lý việc sử dụng tần số vô tuyến điện trong một số trường hợp đặc biệt, đặc thù, cần thiết phải sử dụng tần số trong giới hạn không gian, thời gian nhất định không phù hợp với quy hoạch tần số vô tuyến điện như đo kiểm, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới… phục vụ cho sản xuất để xuất khẩu, hoặc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; hoặc để bảo đảm hoạt động của các sự kiện quốc tế, hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam.
(vi) Quy định về thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện còn chưa đầy đủ và thiếu tính khả thi.
(vii) Quy định về đào tạo và cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên chưa phù hợp với chủ trương xã hội hóa giáo dục, đào tạo, cần đẩy mạnh cải cách hành chính.
(viii) Luật cần nâng cao trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình quản lý, khai thác, sử dụng đảm bảo tính an toàn, không can nhiễu và chủ quyền quốc gia về tần số vô tuyến điện, kết hợp chặt chẽ giữa bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế xã hội.
Xuất phát từ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn quản lý nêu trên, đồng thời để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng cần thiết phải xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
       II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG, MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện (sau đây gọi là Luật) được xây dựng nhằm thể chế hóa các văn bản của Đảng về hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh.
Luật được xây dựng dựa trên các quan điểm sau đây:
1. Quản lý chặt chẽ, phân bổ hợp lý, hiệu quả quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông, thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông, góp phần tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.
2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và hoạt động thông suốt của các hệ thống thông tin vô tuyến điện.
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý tần số vô tuyến điện, bảo đảm việc chấp hành và tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng tần số vô tuyến điện.
       III. BỐ CỤC, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT
       1. Bố cục:
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện gồm 04 điều:
- Điều 1: Quy định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, bao gồm 17 khoản thể hiện việc sửa đổi, bổ sung các Điều 5, 10, 11, 12, 16, 17, 18, 19, 20, 22, 23, 24, 26, 27, 30, 31, 32, 39, 40, 42, 43, 45, 46,  bổ sung Điều 11a, 18a, 20a.
- Điều 2: Quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Đầu tư để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
- Điều 3: Quy định về hiệu lực thi hành.
- Điều 4: Quy định về điều khoản chuyển tiếp.
       2. Nội dung cơ bản của Luật
a) Các quy định liên quan quy hoạch băng tần, cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện và chế tài xử lý vi phạm
(i) Băng tần dành cho thông tin di động mặt đất công cộng rất hữu hạn và là đầu vào thiết yếu để doanh nghiệp thông tin di động triển khai mạng lưới, kinh doanh và cung cấp dịch vụ viễn thông cho khách hàng; doanh nghiệp nắm giữ tỷ lệ băng tần di động lớn thì có lợi thế cạnh tranh và ngược lại. Nếu không có quy định về giới hạn tổng độ rộng băng tần di động một tổ chức được cấp phép thì có thể xảy ra tình trạng một doanh nghiệp sẽ sở hữu quá nhiều tần số (khi được cấp phép ban đầu hoặc khi mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá), dẫn tới làm giảm hoặc thậm chí triệt tiêu tính cạnh tranh của thị trường kinh doanh, cung cấp dịch vụ viễn thông. Đăng tược cấp thông qua đấu giá), dẫn tới làm giảm hoặc thậm chí triệt tiêu à là đầu vào thiết yếu để doanh nghiệp thông tin di động triểể gây bất lợi cho kinh doanh của doanh nghiệp khác, nhiều nước khi triển khai đấu giá, thi tuyển để cấp phép tần số đối với băng tần dành cho mạng viễn thông di động mặt đất công cộng, Luưg đã quy đtượ gi đtược cấp thông qua đấu giá), dẫn tới làm giảm hoặc thậm chí triệt tiêu à là đầu vào thiết yếu để doanh nghiệp thông
Tại Việt Nam, quy hoạch băng tần là cơ sở pháp lý để cấp phép sử dụng băng tần cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nội hàm quy hoạch băng tần quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 11 Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 chưa bao gồm quy định giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được cấp phép sử dụng, để làm cơ sở cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) phê duyệt quy hoạch băng tần. Đồng thời, nguyên tắc xây dựng quy hoạch tần số vô tuyến điện quy định tại Điều 10 Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 cũng chưa bảo đảm nguyên tắc tránh tích tụ khi lập, phê duyệt quy hoạch để không cản trở việc phát triển thị trường của doanh nghiệp và quyền lợi của người dân.
Ngoài ra, việc cho phép chuyển nhượng tần số vô tuyến điện trong trường hợp đấu giá theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện và thực tế mua bán, sát nhập, hợp nhất giữa các doanh nghiệp viễn thông có thể dẫn đến một hoặc hai doanh nghiệp viễn thông có thể đạt được hầu hết lượng phổ tần.
Trên cơ sở đó, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 17 Điều 1 của Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về quy hoạch băng tần để làm rõ trong quy hoạch băng tần có quy định về giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được phép sử dụng; bổ sung nguyên tắc quy hoạch tần số vô tuyến điện bảo đảm tránh tích tụ đối với băng tần sử dụng trong hoạt động viễn thông nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy phát triển thị trường viễn thông; đồng thời, khoản 11 Điều 1 của Luật đã sửa đổi quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá để đảm bảo sau khi nhận chuyển nhượng thì tổng lượng băng tần sau của doanh nghiệp không vượt quá giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được cấp phép sử dụng.
Việc bổ sung quy định giới hạn tổng lượng băng tần một doanh nghiệp được phép sử dụng sẽ góp phần hạn chế sự tích tụ tài nguyên tần số trong tay một số doanh nghiệp lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh từ đó các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp mới có thêm cơ hội được sử dụng băng tần, tăng tính cạnh tranh của thị trường viễn thông, góp phần thúc đẩy thị trường viễn thông phát triển.
(ii) Luật Tần số vô tuyến điện hiện hành quy định ba phương thức: đấu giá, thi tuyển và cấp trực tiếp. Phương thức đấu giá, thi tuyển được áp dụng với trường hợp băng tần, kênh tần số giá trị thương mại cao, nhu cầu vượt quá khả năng phân bổ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ. Với quy định này, Thủ tướng Chính phủ không có căn cứ để xác định trường hợp nào băng tần được đấu giá, trường hợp nào thì thi tuyển, loại băng tần nào được đấu giá, thi tuyển. Luật chưa quy định rõ khi doanh nghiệp thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông có sử dụng tần số vô tuyến điện thì cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo phương thức nào. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy băng tần được sử dụng để cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất công cộng được nhiều nước trên thế giới đấu giá hoặc thi tuyển để lựa chọn doanh nghiệp phù hợp khi phân bổ băng tần “quý hiếm”, có thể mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp được quyền khai thác, sử dụng băng tần đó. Trong đó, đấu giá là phương thức cấp phép được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay do tính khách quan, minh bạch và phản ánh chính xác nhất giá trị kinh tế của phổ tần; thi tuyển thường được áp dụng trong một số trường hợp nhất định như cần triển khai nhanh công nghệ mới với phạm vi phủ sóng rộng hoặc cần thúc đẩy cạnh tranh. Tại Việt Nam, băng tần được sử dụng để cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất công cộng cũng rất khan hiếm nhưng chưa được cụ thể hóa trong Luật khi nào áp dụng phương thức cấp phép thông qua đấu giá, khi nào thi tuyển. Ngoài ra, trong bối cảnh Nhà nước đang có chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, kết hợp với công nghiệp dân sinh theo hướng lưỡng dụng nhưng Luật hiện hành chưa có quy định về cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Trên cơ sở đó, khoản 6 Điều 1 của Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về phương thức cấp phép để làm rõ: (1) Đấu giá đối với băng tần để thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất; băng tần, kênh tần số để thiết lập mạng viễn thông công cộng mặt đất khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; (2) Thi tuyển các băng tần, kênh tần số này khi cần phủ sóng công nghệ mới trên diện rộng trong một khoảng thời gian nhất định hoặc khi cần có yếu tố mới thúc đẩy cạnh tranh cho hoạt động viễn thông; (3) Cấp trực tiếp các băng  tần, kênh tần số trên khi trong tình trạng khẩn cấp với thời hạn giấy phép không quá 03 năm hoặc khi cấp lại hoặc khi cấp cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh với thời hạn không quá 03 năm để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong trường hợp đặc biệt và cấp trực tiếp đối với các băng tần, kênh tần số còn lại.
Quy định này bảo đảm tính ổn định, khả thi của Luật, điều hành của Chính phủ, góp phần thúc đẩy công tác quản lý, sử dụng băng tần cho thông tin di động theo hướng công khai minh bạch, theo cơ chế thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tần số, góp phần thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông, là tiền đề để phát triển kinh tế số, xã hội số; góp phần xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế, xã hội.
(iii) Theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009, đối với các băng tần có giá trị thương mại cao và nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ thì sau khi giấy phép đã được gia hạn tối đa hết thời hạn sử dụng có hai hình thức cấp phép là Nhà nước sẽ thu hồi để đấu giá hoặc thi tuyển cho chu kỳ 15 năm tiếp theo của giấy phép. Quy định này có nhược điểm là do doanh nghiệp không được cấp lại giấy phép nên sẽ không liên tục đầu tư, phát triển công nghệ mới (hiện nay vòng đời công nghệ đang ngày càng ngắn lại, chỉ còn 5 – 7 năm), vì thế chất lượng dịch vụ viễn thông có thể sẽ không được cải thiện, nhất là ở giai đoạn giấy phép sắp hết hạn. Mặt khác, việc đấu giá, thi tuyển băng tần sau khi hết hạn giấy phép trong trường hợp doanh nghiệp cũ không trúng đấu giá hoặc trúng tuyển băng tần đã được cấp có thể gây lãng phí hạ tầng thụ động mà doanh nghiệp đó đã đầu tư. Theo thống kê, tại Việt Nam, các doanh nghiệp hiện có giấy phép băng tần đã phủ sóng thông tin di động 2G, 3G, 4G đến 99,8% dân số với hơn 300 nghìn trạm phát sóng di động trên cả nước. Nếu thu hồi băng tần sau khi giấy phép hết hạn sẽ không tận dụng được một phần đáng kể hạ tầng thụ động hiện có.
Nhiều nước trên thế giới không tổ chức đấu giá, thi tuyển lại mà cho phép doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng kèm theo các điều kiện triển khai mới cho chu kỳ tiếp theo của giấy phép nếu quy hoạch tần số đối với băng tần đó không thay đổi (Anh, New Zealand, Hồng Kong, Pháp, Canada, Mỹ...).
Trên cơ sở đó, khoản 8 Điều 1 của Luật đã bổ sung một điều mới (Điều 20a) quy định về cấp lại giấy phép sử dụng băng tần để cho phép doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng băng tần sau khi giấy phép hết hiệu lực nếu đáp ứng các điều kiện để được cấp lại theo quy định của Luật. Quy định này khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng tần số hiệu quả và hơn yên tâm đầu tư dài hạn.
(iv) Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 chưa có quy định về cam kết triển khai mạng viễn thông đối với các tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần. Các băng tần này được sử dụng khi thiết lập mạng viễn thông nhằm cung cấp dịch vụ thông tin di động trên toàn quốc. Hoạt động của mạng tác động trực tiếp đến hàng triệu thuê bao và là một trong các hệ thống thông tin vô tuyến điện cốt lõi của Việt Nam. Trên thực tế, khi cấp phép sử dụng băng tần để triển khai mạng thông tin di động, các nước đều đưa ra các yêu cầu triển khai mạng như: yêu cầu về vùng phủ sóng, số lượng trạm hay thời điểm cung cấp dịch vụ...
 Trên cơ sở đó, khoản 5 và khoản 8 Điều 1 của Luật đã bổ sung quy định yêu cầu tổ chức đề nghị cấp phép thông qua đấu giá, thi tuyển hoặc khi được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần phải có cam kết triển khai mạng viễn thông; khi vi phạm cam kết thì bị đình chỉ có thời hạn một phần quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Quy định này bảo đảm tần số được sử dụng hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển viễn thông của Nhà nước, mang lại lợi ích tốt nhất cho xã hội.
(v) Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 chưa có quy định cụ thể về điều kiện để được tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện trong khi băng tần dành cho thông tin di động mặt đất công cộng rất hữu hạn và là nguồn lực thiết yếu để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông.
vậy, khoản 5 và khoản 8 Điều 1 của Luật đã bổ sung quy định về điều kiện được tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện như yêu cầu tổ chức phải có đủ điều kiện được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông, phải có cam kết triển khai mạng viễn thông, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính về viễn thông và tần số vô tuyến điện. Quy định về điều kiện tham gia đấu giá, thi tuyển đảm bảo lựa chọn được các doanh nghiệp tốt nhất để trao quyền sử dụng sử dụng tần số.
(vi) Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 quy định việc quản lý, cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện phải phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt, cần thiết phải sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện ngoài quy hoạch tần số vô tuyến điện của Việt Nam nhưng cần được xem xét cấp phép để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất để xuất khẩu hoặc bảo đảm hoạt động của các sự kiện đặc biệt tại Việt Nam.
Trên cơ sở đó, khoản 3 Điều 1 của Luật đã bổ sung một điều mới (Điều 11a) cho phép Bộ TTTT xem xét cấp sử dụng tần số ngoài quy hoạch trong một số các trường hợp đặc biệt như: sử dụng cho mục đích triển lãm, đo kiểm, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới hoặc sử dụng trong các sự kiện, hội nghị quốc tế. Quy định này góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất thiết bị vô tuyến điện của Việt Nam, đồng thời vẫn bảo đảm được ngăn ngừa khả năng can nhiễu với các hệ thống thông tin vô tuyến điện khác.
b) Các khoản thu từ việc sử dụng tần số vô tuyến điện
Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 quy định phí sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định trên cơ sở giá trị kinh tế của phổ tần số vô tuyến điện sử dụng, điều này chưa thực sự phù hợp với quy định của Luật Phí, lệ phí.
Ngoài ra, Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 chỉ quy định việc cấp phép thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là có thu khoản tiền ngoài phí, lệ phí; chưa quy định thu khoản tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện với trường hợp thi tuyển các băng tần có giá trị thương mại cao khi nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ hoặc khi cấp trực tiếp các băng tần này. Quy định này chưa đồng bộ với quy định về khoản thu từ tiền cấp quyền sử dụng tài nguyên theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Trên cơ sở đó, khoản 12 Điều 1 của Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 31 Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 để quy định về các trường hợp phải nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; giao Chính phủ quy định cụ thể mức thu, phương thức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; sửa đổi quy định về cơ sở xác định mức thu phí sử dụng tần số vô tuyến điện để làm rõ nội hàm của phí không căn cứ vào giá trị kinh tế của phổ tần; bổ sung quy định các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh khi sử dụng tần số phân bổ cho quốc phòng, an ninh kết hợp với phát triển kinh tế thì cũng phải nộp các khoản thu nói trên cho ngân sách để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông và sự bình đẳng về nghĩa vụ giữa các doanh nghiệp trong việc thực hiện các khoản phí, lệ phí và tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho ngân sách nhà nước.
c) Về đào tạo và cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên
Theo quy định của Liên minh Viễn thông quốc tế - ITU (Việt Nam là thành viên), người trực tiếp khai thác đài vô tuyến điện hàng hải, hàng không, vô tuyến điện nghiệp dư phải có chứng chỉ vô tuyến điện viên do Bộ quản lý chuyên ngành về viễn thông cấp hoặc công nhận. Luật Tần số vô tuyến điện  năm 2009 giao Bộ TTTT trực tiếp thực hiện việc đào tạo và cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên là chưa thực sự phù hợp với chủ trương xã hội hóa trong giáo dục, đào tạo, cấp chứng chỉ của Đảng và Nhà nước.
Đối với các lĩnh vực đặc thù như hàng không, hiện nay việc đào tạo một số chức danh nhân viên hàng không (như nhân viên thông tin, giám sát, dẫn đường hàng không) đã gồm cả đào tạo về vô tuyến điện. Vì vậy không cần phải cấp riêng chứng chỉ vô tuyến điện viên cho các cá nhân làm việc trong các lĩnh vực đặc thù, chuyên ngành.
Ngoài ra, việc giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, tổ chức thi, chấm thi, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên là phù hợp với quy định của Luật Đầu tư về điều kiện đầu tư, kinh doanh.
Trên cơ sở đó, điểm b khoản 1 và khoản 32 Điều 1 của Luật đã sửa đổi quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên để giao các cơ sở đào tạo đáp ứng các điều kiện đào tạo theo quy định của Chính phủ thực hiện, Bộ TTTT đóng vai trò quản lý, giám sát nhằm đẩy mạnh việc cải cách hành chính và xã hội hóa công tác đào tạo cấp chứng chỉ. Đối với các trường hợp đã có chứng chỉ tương đương theo quy định của pháp luật hoặc Điều ước quốc tế thì không bắt buộc phải có chứng chỉ vô tuyến điện viên. Khoản 5 Điều 4 của Luật cho phép việc đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên tiếp tục được thực hiện theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024 để tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo có thời gian chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ để được tiếp tục đào tạo vô tuyến điện theo quy định mới. Quy định này góp phần đẩy mạnh việc cải cách hành chính nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu quản lý của Nhà nước trong công tác đào tạo và cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên.
d) Nhóm quy định về xử lý nhiễu có hại, đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số, quỹ đạo vệ tinh
(i) Đối với vấn đề khai thác sử dụng để đảm bảo an toàn, không can nhiễu, Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 chỉ quy định các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện và thiết bị vô tuyến điện trong khu vực nhiễu có hại có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành và tạo điều kiện để phát hiện, xử lý nhiễu. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý nhiễu có hại những năm qua cho thấy nhiều vụ nhiễu có nguyên nhân từ các thiết bị không phải thiết bị vô tuyến điện mà từ các thiết bị điện, điện tử như nhiễu từ đèn huỳnh quang, máy ép công nghiệp…, trong khi đó Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 chưa có quy định cho phép cơ quan quản lý tiếp cận nguồn nhiễu này để tìm nguyên nhân và xử lý nhiễu, gây ảnh hưởng tới hoạt động, lợi ích của người sử dụng khác.
vậy, điểm e khoản 17 Điều 1 của Luật đã bổ sung quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện trong khu vực nhiễu có hại trong việc phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện. Quy định này góp phần nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện, đảm bảo đảm bảo hệ thống thông tin vô tuyến được vận hành thông suốt, hiệu quả.
(ii) Để được Liên minh Viễn thông quốc tế - ITU công nhận chủ quyền sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh (ví dụ tần số vô tuyến điện và quỹ đạo cho vệ tinh Vinasat 1 và 2) phải tiến hành đàm phán khó khăn giữa các nước có liên quan để hoàn thành việc phối hợp tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh với các nước bị ảnh hưởng. Sau khi tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh được ITU công nhận, khi vệ tinh của Việt Nam hoạt động trên quỹ đạo vẫn cần được tiếp tục bảo vệ để không bị ảnh hưởng bởi các tần số vô tuyến điện, vệ tinh của nước ngoài được đăng ký sau này. Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 đã có quy định đầy đủ ở khâu đăng ký, phối hợp tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh bao gồm quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý và tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp thực hiện phối hợp với tổ chức nước ngoài nhưng chưa có quy định bảo vệ tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh sau khi được ITU công nhận. Trên thực tế, việc thực hiện kiểm tra các đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh của nước ngoài chỉ có Bộ TTTT thực hiện mà chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp được cấp phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh đó. Nhiều nước trên thế giới giao cho doanh nghiệp trực tiếp quản lý hệ thống vệ tinh thực hiện việc này, Bộ là đầu mối thông báo với ITU các đăng ký tần số và quỹ đạo vệ tinh có thể gây nhiễu có hại cho vệ tinh của nước đó để huy động nguồn lực của doanh nghiệp, giúp bảo vệ tốt hơn chủ quyền sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh.
vậy, khoản 14 và điểm đ khoản 17 Điều 1 của Luật đã bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ TTTT và của tổ chức được cấp giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh trong việc kiểm tra các đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh của nước ngoài có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống vệ tinh của Việt Nam nhằm huy động tối đa các nguồn lực để bảo vệ tốt hơn chủ quyền của Việt Nam. Quy định này góp phần nâng cao trách nhiệm của Bộ TTTT và của tổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh, đảm bảo hệ thống thông tin vệ tinh của Việt Nam được vận hành thông suốt, hiệu quả.
đ) Các nội dung của Luật liên quan đến thẩm quyền quy định văn bản để phù hợp, thống nhất với các Luật có liên quan
(i) Sửa đổi thẩm quyền quy định thủ tục cấp phép, cho thuê, cho mượn, thu hồi giấy phép, đấu giá, chuyển nhượng, thi tuyển quyền sử dụng tần số, quy định về hành lang an toàn kỹ thuật của đài vô tuyến điện là của Chính phủ; cơ chế phối hợp quản lý, sử dụng tần số giữa Bộ TTTT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là của Thủ tướng Chính phủ để phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (khoản 4, khoản 7, điểm b khoản 10, các điểm c, g và i khoản 16 Điều 1 của Luật).
(ii) Bỏ quy định thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, Bộ TTTT trong việc hướng dẫn trình tự, thủ tục ký kết các thỏa thuận quốc tế về tần số để thực hiện theo quy định tại Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 (khoản 17 Điều 1 của Luật).
e) Nhóm quy đTruy7, điểm b khoản 10, các điểm c, g và i khoản 16 Điều
(i) Khoản 1 Điều 2 của Luật bổ sung mục 228 vào sau mục 227 của Phụ lục IV Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư (đưa việc “Đào tạo, tổ chức thi, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên” thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện) để đồng bộ với quy định tại khoản 13 Điều 1 của Luật.
(ii) Do tần số vô tuyến điện truyền lan tự do trong không gian, không bị giới hạn bởi địa giới hành chính và chỉ có thể phát hiện vi phạm thông qua các phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ; Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 chưa có quy định về quản lý và sử dụng hệ thống thiết bị, phương tiện để phát hiện vi phạm hành chính, do vậy, khoản 2 Điều 2 Luật đã bổ sung cụm từ “tần số vô tuyến điện” vào sau cụm từ “phòng, chống tác hại của rượu, bia” tại khoản 1 Điều 64 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14 để quy định việc phát hiện vi phạm trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện được phép sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dụng.
g) Điều khoản chuyển tiếp
(i) Khoản 1 Điều 4 của Luật cho phép giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đã cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn được ghi trong giấy phép. Chứng chỉ vô tuyến điện viên đã cấp trước ngày 01/7/2024 thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn được ghi trong chứng chỉ để đảm bảo tính liên tục, không ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép, chứng chỉ theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009.
(ii) Khoản 2 Điều 4 của Luật cho phép đối với các tổ chức đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần để thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất với thời hạn sử dụng trước ngày 06/9/2023 thì sẽ được xem xét gia hạn sử dụng tiếp đến đến hết ngày 15/9/2024 theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 mà không phải nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số cho thời gian được gia hạn.
(iii) Khoản 3 Điều 4 của Luật cho phép tổ chức đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần để thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất mà hết hạn sử dụng trước ngày 16/9/2024 thì không phải nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho đến hết thời hạn được ghi trong giấy phép và không được gia hạn (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4).
(iv) Bộ TTTT thông báo quy hoạch băng tần đối với các băng tần đã cấp cho tổ chức quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 của Luật trước ngày 01/8/2023. Đối với khối băng tần được xem xét cấp lại mà sử dụng chung tần số vô tuyến điện theo giấy phép sử dụng băng tần đã cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được xem xét cấp lại theo hiện trạng sử dụng.
      IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGƯỜI DÂN CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN LUẬT
      1. Về giới hạn tối đa tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được cấp phép sử dụng
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 11 Điều 1 của Luật, khi có kế hoạch sử dụng băng tần để cung cấp dịch vụ thông tin di động hoặc khi thực hiện hợp nhất, sát nhập, mua bán doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp, Bộ TTTT đề nghị doanh nghiệp lưu ý đến quy định về giới hạn tối đa tổng độ rộng băng tần được sử dụng để đảm bảo không vượt quá giới hạn này.
       2. Về trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép sử dụng băng tần
Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật, khi doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng tiếp băng tần sau khi giấy phép đã cấp hết hạn sử dụng, Bộ TTTT đề nghị doanh nghiệp lưu ý đến quy hoạch băng tần đối với băng tần đã được cấp và thời gian thực hiện thủ tục cấp lại, các nghĩa vụ đối với doanh nghiệp cần phải hoàn thành trước khi thực hiện thủ tục.
       3. Về công nhận tổ chức đủ điều kiện đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 5 Điều 4 của Luật, để đảm bảo tính liên tục, kịp thời trong công tác đào tạo và cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên, Bộ TTTT đề nghị các cơ sở đào tạo vô tuyến điện viên sớm hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để được công nhận là cơ sở đủ điều kiện đào tạo vô tuyến điện viên.
       V. TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT
Hiện nay Bộ TTTT đã và đang khẩn trương xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như phổ biến, triển khai Luật, bảo đảm khi Luật có hiệu lực thi hành, các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật cũng được Chính phủ ban hành, cụ thể:
1. Xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện;
2. Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
3. Xây dựng các Quy hoạch băng tần đối với các băng tần đã cấp cho doanh nghiệp và sẽ hết hạn sử dụng trong thời gian tới./.

 

Tác giả bài viết: https://pbgdpl.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đại hội Đoàn
Văn bản mới

Số 188-CV/HĐTN

Công văn về việc phát động hỗ trợ xây mới nhà ở bị xuống cấp cho cán bộ, chiến sĩ Hải quân

Thời gian đăng: 28/04/2025

lượt xem: 18 | lượt tải:14

Số: 187/CV-HĐTN

Công văn về việc triển khai đợt tuyên truyền cao điểm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với chủ đề “Hòa bình đẹp lắm”

Thời gian đăng: 28/04/2025

lượt xem: 28 | lượt tải:27

Số: 23-CV/HĐTN

Công văn về việc tổ chức Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Thời gian đăng: 25/04/2025

lượt xem: 51 | lượt tải:40

Số: 54-TTTT/HĐTN

Triệu tập đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Tuy Phước năm 2025

Thời gian đăng: 25/04/2025

lượt xem: 69 | lượt tải:54

Số: 64-KH/HĐTN

Kiểm tra công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh niên trường học năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 21/04/2025

lượt xem: 50 | lượt tải:62
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay8,019
  • Tháng hiện tại355,894
  • Tổng lượt truy cập3,139,458
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây